CanHOPE là dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ung thư phi lợi nhuận do Trung tâm Ung thư Parkway của Singapore cung cấp.

Sức khỏe tâm lý

10 Bước đối mặt với ung thư

Facebook Twitter Email Print


Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư là điều bất ngờ và khó khăn. Bạn có thể cảm thấy vô số cảm xúc từ sợ hãi và lo lắng đến tức giận. Bạn thậm chí có thể cảm thấy bối rối và bất lực. Đây là những phản ứng tự nhiên đối với những điều có thể là thách thức lớn nhất bạn gặp phải. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn trong hành trình điều trị và phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn kiểm soát và đối mặt với căn bệnh ung thư:

  1. Tiếp nhận thông tin chính xác về chẩn đoán ung thư
    Thu thập kiến thức sẽ giảm bớt căng thẳng do phỏng đoán và sợ hãi vì không rõ về căn bệnh. Cố gắng thu thập càng nhiều thông tin thực tế và có liên quan về chẩn đoán ung thư của mình càng tốt. Khi được một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đáng tin cậy đi cùng trong một vài buổi tư vấn ban đầu với bác sĩ có thể giúp ích cho bạn. Họ sẽ có thể giúp bạn xử lý thông tin được truyền đạt. Hãy viết ra các câu hỏi và mối quan tâm của bạn trước khi đưa và mang theo bên mình.
  2. Giữ nét văn hóa giao tiếp cởi mở
    Hãy cam kết có những cuộc đối thoại trung thực với những người thân yêu, bác sĩ và người chăm sóc sau khi có chẩn đoán ung thư. Bạn có thể cảm thấy cô đơn và mất kết nối nếu mọi người cố gắng bảo vệ bạn khỏi tin xấu hoặc nếu bạn cố gắng giấu đi cảm giác thật của mình. Bằng cách biểu hiện cảm xúc trung thực, bạn và những người thân yêu của bạn sẽ cởi mở với những điều dễ bị tổn thương và hỗ trợ cho nhau. Cho phép bản thân phát triển sự cởi mở với những người thân yêu – chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn với họ và có thể gợi ý họ làm điều tương tự. Cuộc đối thoại mở có thể làm giảm lo lắng và sợ hãi gây ra bởi ung thư. Nếu cần thiết, bạn nên trao đổi với nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia trị liệu để tạo thuận lợi cho các cuộc hội thoại.
  3. Chuẩn bị cho các thay đổi về thể chất có thể xảy ra
    Bây giờ - sau khi được chẩn đoán ung thư và trước khi bắt đầu điều trị - là thời điểm lý tưởng để chuẩn bị điều chỉnh cho bất kỳ thay đổi thể chất sắp xảy ra. Hãy nói với bác sĩ về những thay đổi bạn có thể sẽ trải qua. Nếu rụng tóc là một tác dụng phụ đã biết đến, hãy tham dự các buổi hội thảo thực hành như hội thảo “Diện mạo đẹp giúp phấn chấn hơn”, ở đấy các chuyên gia sẽ tư vấn về tóc giả, các búi tóc giả, chăm sóc da, trang điểm và trang phục. Ngoài ra còn có các nhóm hỗ trợ và các trang web, mà thông tin, sự hỗ trợ và thậm chí cả các ngân hàng tóc giả có sẵn.
  4. Duy trì lối sống lành mạnh
    Bắt tay vào một chế độ tập luyện nhẹ nhàng và ăn uống lành mạnh giúp cải thiện năng lượng. Bạn có thể nói chuyện với bác sỹ dinh dưỡng hoặc lên kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm tươi sống, tránh thực phẩm có mùi vị nhân tạo và có chất bảo quản. Đi dạo sau bữa ăn tối, tham gia vào các bài tập co giãn và nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn kiểm soát mệt mỏi về căn bệnh ung thư và phương pháp điều trị. Nghiên cứu gần đây đã củng cố tuyên bố rằng những người tham gia vào một số bài tập thể chất trong khi điều trị sẽ đối mặt tốt hơn và cũng có thể sống lâu hơn.
  5. Để những người thân yêu giúp đỡ
    Hãy cởi mở để đón nhận tình yêu và sự hỗ trợ thiết thực từ bạn bè và gia đình. Họ có thể giúp các công việc nhà, chạy việc vặt, chở bạn đến các cuộc hẹn và chở về, chuẩn bị các bữa ăn. Khi nhận sự giúp đỡ của họ, họ sẽ cảm thấy được trao quyền để đóng góp cho sức khỏe của bạn trong khoảng thời gian khó khăn, nuôi dưỡng cảm giác đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Bạn cũng có thể khuyến khích gia đình mình nhận sự hỗ trợ thiết thực, chẳng hạn như cho phép bạn bè đưa đón hoặc trông con cho bạn.
  6. Đánh giá lại mục tiêu sống của bạn
    Chẩn đoán ung thư luôn làm người ta suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống. Đây là thời điểm tốt để suy ngẫm về những điều và những người mà bạn thực sự đánh giá cao và xác định điều gì thực sự quan trọng trong cuộc đời của bạn. Hãy dành thời gian tham gia vào các hoạt động, mang lại sự thỏa mãn và niềm vui trong cuộc sống của bạn. Những hoạt động này không cần nhiều tham vọng; một số tìm thấy niềm vui khi chơi piano, nghe nhạc hoặc vẽ tranh. Những người khác tìm thấy sự an ủi và yên bình khi cầu nguyện, đọc sách tâm linh hoặc viết một cuốn tự truyện. Hãy cho phép bản thân có sự cởi mở mới với những người thân yêu - chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với họ và có thể mời họ làm tương tự như vậy. Các cuộc đối thoại mở có thể làm giảm sự lo lắng và sợ hãi do bệnh ung thư gây ra. Nếu cần thiết, bạn có thể nói chuyện với một nhân viên tư vấn hoặc bác sỹ trị liệu để các cuộc đối thoại này được dễ dàng hơn.
  7. Làm việc để duy trì lối sống bình thường
    Khi đối mặt với sự không chắc chắn, việc lập kế hoạch thay đổi lối sống sẽ có vẻ quá sức. Vì vậy, bạn nên thực hiện các bước nhỏ. Tìm cách duy trì lối sống bình thường càng nhiều càng tốt, từ từ điều chỉnh thói quen khi cần. Điều này sẽ giúp cho mình nhẹ nhàng và kiên nhẫn với chính mình và người chăm sóc mình. Áp dụng một triết lý sống mới vào thời điểm hiện tại và giải quyết vấn đề khi nó xảy ra mà không phải lo lắng về tương lai.
  8. Nói chuyện với những người khác cũng bị ung thư
    Dường như với bạn những người không bị ung thư sẽ không bao giờ thực sự hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc. Nhiều bệnh nhân thấy nói chuyện với những bệnh nhân ung thư hoặc những người sống sót, có ích và truyền cảm hứng. Những cuộc hội thoại này mang đến một cái nhìn sâu sắc về những điều bạn có thể mong đợi trong quá trình điều trị và cho phép bạn cũng đồng cảm với những người khác và có một cái tai biết lắng nghe. Bạn có thể tiếp cận một người bạn hoặc thành viên gia đình bị ung thư hoặc bạn có thể kết nối với những người sống sót sau ung thư khác thông qua các nhóm hỗ trợ.
  9. Giải quyết sự kỳ thị
    Thật không may là sự kỳ thị và các định kiến cũ về căn bệnh ung thư vẫn còn tồn tại ngày nay. Bạn bè có thể tự hỏi liệu ung thư có lây nhiễm hay thậm chí có thể rút ra từ bạn vì họ sợ nói những điều sai trái. Nhiều người khác sẽ đưa ra lời khuyên không mong muốn, hỏi những câu hỏi không cảm xúc và nói lên những lo ngại của họ. Điều này có thể gây phiền toái hoặc thậm chí đôi khi làm tổn thương. Sẽ rất hữu ích khi bạn quyết định cách tiếp cận trong việc đối phó với cách người khác hành xử khi tương tác với bạn. Hầu hết mọi người thường sẽ lấy tín hiệu từ phản ứng của bạn. Bạn có thể quyết định nhắc nhở bạn bè rằng ngay cả khi ung thư là một phần đáng sợ trong cuộc đời bạn, thì nó sẽ không làm họ sợ khi ở cùng bạn. Bạn thậm chí có thể quyết định tránh xa một số nhóm bạn bè.
  10. Chú ý đến cảm xúc của bạn
    Dưới đây là một số chiến lược có thể giúp tăng cường thể lực cảm xúc của bạn:
    • Tập các kỹ thuật thư giãn. Các bài tập nhẹ như yoga hoặc khí công mà đã được đón nhận nồng nhiệt. Một số bệnh nhân ngồi thiền với các nhóm tôn giáo.
    • Chia sẻ cảm xúc của bạn một cách trung thực với gia đình, bạn bè, cố vấn tâm linh hoặc nhân viên tư vấn. Bạn cũng có thể chọn viết thư cho họ nếu bạn thích viết chữ.
    • Viết nhật ký để sắp xếp những suy nghĩ, hoặc ghi lại những khoảnh khắc biết ơn hàng ngày.
    • Khi đối mặt với một quyết định khó khăn, hãy liệt kê những ưu và nhược điểm của mỗi sự lựa chọn để giúp bạn đạt được sự rõ ràng về tâm trí.
    • Tìm một nguồn hỗ trợ tinh thần.
    • Dành thời gian để ở một mình, để hồi tưởng và hợp nhất những suy nghĩ của bạn.
    • Tiếp tục làm việc và tham gia các hoạt động giải trí nhiều nhất có thể.

Đội ngũ chuyên nghiệp của CANHOPE có mặt để giúp bạn và những người thân yêu của bạn đối phó với việc chẩn đoán ung thư. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, hỗ trợ tư vấn tâm lý-xã hội, hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ, các nhóm hỗ trợ bệnh nhân và người chăm sóc và các hội thảo về giáo dục ung thư. Để tìm hiểu thêm, hãy vào trang web của chúng tôi tại www.canhope.org/