CanHOPE là dịch vụ hỗ trợ và tư vấn ung thư phi lợi nhuận do Trung tâm Ung thư Parkway của Singapore cung cấp.

Dinh dưỡng

Hướng Dẫn An Toàn Thực Phẩm

Facebook Twitter Email Print

Trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị hoặc xạ trị, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân thường bị tổn hại, cho nên dễ bị bệnh do thực phẩm gây ra. Điều quan trọng đối với bệnh nhân là quan sát thực hành an toàn thực phẩm. Thực hành an toàn thực phẩm cơ bản về các bước và các biện pháp thực hiện trong việc xử lý, chuẩn bị, và bảo quản thực phẩm để giảm nguy cơ bị bệnh do thưc phẩm gây ra. Tờ thông tin này bao gồm những lời khuyên hữu ích và các hướng dẫn sẽ giúp bệnh nhân và người thân trong khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi ăn. Lời khuyên đó là chọn lựa thực phẩm mà nguy cơ thấp bị bệnh do thực phẩm gây ra để ngăn ngừa nhiễm trùng and những biến chứng trong quá trình điều trị ung thư.

Xử lý và Chuẩn bị thớt, Thiết bị và Dụng cụ

  • Làm sạch bệ, thớt và thiết bị bằng nước nóng trước khi chuẩn bị bất cứ thực phẩm nào
  • Sử dụng thớt khác nhau cho thực phẩm sống và thực phẩm nấu chín
  • Sử dụng thớt không xốp (ví dụ như nhựa, đá hoặc gốm sứ)
  • Thay thế thớt mòn mà có vết nứt hoặc vết lõm
  • Lau khô tất cả các thiết bị & dụng cụ bằng khăn giấy sạch hoặc sấy khô chúng
  • Giữ nhiệt độ tủ lạnh từ 0-4 ° C & tủ đông nhiệt độ không cao hơn -18 ° C

Xử lý và Chuẩn bị Hoa quả và Rau tươi sống

  • Sử dụng máy rửa rau để rửa các loại hoa quả và rau có vỏ dày hoặc sần sùi.
  • Rửa hoa quả và rau kĩ dưới vòi nước đang chảy trước khi bóc vỏ hoặc cắt
  • Rửa chỉ một phần hoa quả và rau cần thiết, sau đó gói phần không sử dụng trong màng bám thực phẩm và để vào tủ lạnh ngay

Kiểm tra độ chín của thịt tươi, thịt gia cầm và cá

  • Chắc chắn thịt phải được nấu chín hoàn toàn
  • Kiểm tra xem thịt không còn đỏ và nước thịt chảy ra phải trong khi cắt thịt.
  • Kiểm tra cá phải đục và cạo vẩy dễ dàng

Xử lý thực phẩm đông lạnh

  • Rã đông trong tủ lạnh thay vì rã đông ở ngoài
  • Khi rã tan thịt, cá và gia cầm trong tủ lạnh nên để cách xa các loại hoa quả, rau, và các loại thực phẩm chế biến khác
  • Đặt vào trong đĩa để hứng nước nhỏ giọt
  • Sử dụng thực phẩm rã đông ngay

Khi Giữ Thực phẩm

  • Không bao giờ để các sản phẩm từ sữa ra khỏi tủ lạnh
  • Dùng thức ăn ngay sau khi nấu và tiêu thụ trong vòng 2 giờ
  • Để thức ăn vào tủ lạnh, nếu không tiêu thụ trong vòng 2 giờ
  • Giữ thức ăn nóng được nóng, giữ thức ăn lạnh được lạnh
  • Thực phẩm đã ướp gia vị nên đựợc để vào tủ lạnh trước khi nấu

Bảo quản Thực phẩm

  • Để các loại rau tươi và hoa quả riêng biệt so với cá, thịt gia cầm sống
  • Để thịt sống, gia cầm và cá ở ngăn dưới các thực phẩm khác
  • Để các loại thực phẩm dễ hư hỏng trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi mua về (ví dụ như thịt, sữa)
  • Ghi nhãn thực phẩm đã mua để theo dõi hạn sử dụng
  • Làm theo sự hướng dẫn bảo quản
  • Không rửa trứng trước khi cất giữ
  • Để trứng cách xa với thức phẩm ăn sẵn

Bảo quản và Xử lý các Thức ăn thừa

  • Luôn cố gắng nấu vừa đủ cho bữa ăn hiện tại
  • Thức ăn thừa phải để nguội trước khi để vào tủ lạnh
  • Sau thức ăn đã nguội, để vào hộp đựng thức ăn đậy kĩ và để vào tủ lạnh liền
  • Ghi ngày trên hộp để theo dõi độ tươi của thức ăn
  • Không ăn các thức ăn thừa mà đã để hơn 24 tiếng
  • Hâm nóng thức ăn thừa từ 75 độ trở lên hoặc hâm cho đến khi sôi

ĐƯỢC PHÉP KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
Bánh mì, Ngũ cốc, Gạo, Mì ống, Bún
  • Tất cả bánh mì đóng gói hoặc bánh mì tươi nướng, bánh, bánh xèo, bánh quế
  • Tất cả các loại mì ống nấu, cơm, bún và các loại ngũ cốc khác
  • Các sản phẩm đã bị bóc gói, ví dụ như bánh mì, bánh, bánh xèo, bánh quế
  • Thực phẩm có chứa bất kỳ hạt thô và chưa nấu chín
Rau quả
  • Rau quả dày vỏ đã được cọ rửa sạch kỹ lưỡng và ( ví dụ : mướp đắng, khoai tây)
  • Các loại rau lá đã được rửa sạch kỹ lưỡng ( ví du: rau diếp, rau cải ngọt, cải bắp)
  • Tất cả thực phẩm đông lạnh, đóng hộp hoặc các loại rau tươi phải được nấu chín
  • Nước rau ép tiệt trùng
  • Các loại rau có mầm ( ví dụ: mầm cỏ linh lăng, mầm cỏ ba lá)
  • Rau đã bị bầm, dập, nhớt hoặc bị mốc
  • Rau chưa rửa
  • Các loại rau ép chưa được tiệt trùng
Hoa quả
  • Hoa quả dày vỏ đã được rửa sạch kỹ lưỡng ( ví dụ: chôm chôm, thanh long, cam)
  • Hoa quả vỏ mỏng (ví dụ: dâu tây, việt quất, nho) đã được rửa sạch dưới vòi nước chảy
  • Đóng hộp, đông lạnh và nước ép hoa quả tiệt trùng
  • Hoa quả khô đóng gói
  • Hoa quả tươi chưa rửa
  • Các loại nước ép hoa quả chưa được tiệt trùng
  • Hoa quả bị bầm, dập, nhớt hoặc nấm mốc
Các sản phẩm từ sữa
  • Tất cả các sản phẩm sữa tiệt trùng và sản phẩm sữa (ví dụ: kem, sữa chua)
  • Pho mai đóng gói và các sản phẩm từ pho mai
  • Sữa bột đóng gói
  • Sữa chưa qua chế biến hoặc sữa chưa được tiệt trùng, pho mai, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác
  • Pho mai có chứa ớt và rau chưa nấu chín khác
  • Pho mai lên men (ví dụ: pho mai xanh, phô mai feta)
Thịt, Cá, Hải sản, Thịt gia cầm, Trứng, Các loại hạt và các loại đậu
  • Tất cả các loại thịt phải được nấu chín
  • Đậu phụ được nấu chín
  • Cá, thịt gia cầm và hải sản ( ví dụ: tôm, cua) phải được nấu chín
  • Trứng được nấu chín (ví dụ: luộc trứng chín kĩ)
  • Dùng dụng cụ đánh trứng tiệt trùng
  • Các loại hạt đóng gói và bơ đậu phộng
  • Thịt, thịt gia cầm, cá, đậu phụ chưa nấu chín, cá sống (ví dụ: cá hồi)
  • Thịt và thịt nguội (ví dụ: thịt hun khói, cá hồi hun khói)
  • Xúc xích khô ủ tự nhiên
  • Trứng chưa nấu chín hoặc nấu chín một phần (ví dụ: một nửa luộc)
  • Các loại có vỏ sò khác (ví dụ: ngao, sò huyết)
  • Các loại hạt chưa rang
Đồ uống
  • Đồ uống đóng chai, đóng hộp
  • Đồ uống dạng bột đóng gói
  • Cà phê và trà mới vừa pha
  • Thực phẩm chức năng
  • Trà đá pha với nước ấm hoặc nước lạnh (ví dụ như trà phơi nắng)
  • Đồ uống có chuẩn bị trước (ví dụ: nước hoa hồng, xirô dựa trên đồ uống)
Đồ ăn tráng miệng
  • Tất cả bánh kẹo đóng (ví dụ: kem, bánh ngọt, bánh nếp, bánh nướng)
  • Tất cả bánh kẹo đóng gói đã bị bóc vỏ hộp (ví dụ: kem, bánh ngọt, bánh nếp, bánh nướng)
Các chất béo
  • Bơ, mỡ lợn, bơ lỏng, mỡ thực vật đóng gói
  • Nước sốt Maioney đóng gói và nước trộn xà lách
  • Nước sốt và nước chấm tươi
  • Dầu, nước sốt trộn rau, nước sốt đã qua sử dụng
  • Nước sốt và nước chấm đã chuẩn bị trước
Những thứ khác
  • Đường kính, đường vàng, đường bột
  • Mứt, thạch, si rô, mật ong đã được khử trùng ( để trong tủ lạnh sau khi mở nắp)
  • Muối, hạt tiêu, quế, nhục đậu khấu và các loại gia vị khác
  • Nước sốt cà chua, sốt thịt nướng, nước tương, dưa chua, ô liu, và những thứ khác (để trong tủ lạnh sau khi mở nắp)
  • Những món khai vị đóng gói (ví dụ: pizza, bánh bao)
  • Mật ong hoặc đường nguyên chất, chưa tiệt trùng
  • Men bia, nếu ăn chưa nấu chín
  • Các món ăn khai vị nấu sẵn, ví dụ như: pizza, nui với pho mai